Thực Dưỡng Ohsawa

Ăn có ý thức. Nấu có trách nhiệm


Leave a comment

Sữa Thảo Mộc (KOKKOH)

Kokko là món bồi dưỡng, tăng sức cho cơ thể người lớn và trẻ em nhất là phụ nữ mang thai. Kokkoh dùng thay sữa mẹ nếu không đủ cho con bú.

Thành phần: Gạo lứt, kê, ý dĩ, hạt sen lứt, các loại đậu và mè.

Cách dùng: Cho 2-3 thìa cà phê sữa vào ly, chế nước sôi và quấy tan, nêm muối mè, muối hầm, tương miso, bơ mè, hoặc chút đường đen. Trẻ con sơ sinh đến 2 tuổi phải nấu trên bếp 5 -15′ cho bột nở.

Bột Kokkoh – sữa thảo mộc. Món bổ dưỡng cho tất cả mọi người, nhất là phụ nữ mang thai.

 

 




Leave a comment

MISO và Công dụng của Miso

Công dụng: Tăng cường sinh lực, khử độc cho rau củ, tốt cho tim, tê bại, tiểu đường, mỡ trong gan – máu, tái tạo men ruột, và các bệnh u nhọt,…

Thành phần: Đậu nành, muối hột và nước sạch.

Cách dùng: Ăn với cơm. Cháo, xào rau, nấu canh thay muối, độ đạm cao.

Miso- loại gia vị lên men có vị mặn, đậm đà, là nét đặc trưng cơ bản trong chế biến thức ăn của Nhật Bản, được cho bắt nguồn từ trung quốc vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và được biết đến tại Nhật từ thế kỷ thư 7 bởi những nhà sư Phật giáo, trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn kiêng của các Samurai.  Theo truyền thống, người Nhật thường bắt đầu một ngày mới với một bát canh Miso được nấu tại nhà, ngoài ra thi miso cũng được dùng để nấu các món ăn khác trong bữa cơm thường ngày của người Nhật. Để làm Miso thì người ta thường dùng đậu nành hay các loại ngũ cốc khác như gạo, lúa mì… trộn lẫn với muối và men Miso, sau đó, cho hỗn hợp vào thùng làm từ gỗ tuyết tùng, ủ từ 1 đến 3 năm. Quá trình làm Miso rất phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm nên ít có ai tự chế tại nhà. Việc bổ sung các thành phần khác nhau và sự thay đổi thời gian lên men giúp cho Miso trở nên đa dạng với rất nhiều hương vị, màu sắc, hương thơm …

Miso rất có lợi cho sức khỏe, nó có chứa:
– isoflavones:  khoảng 20mg/100g- được xem là estrogen thảo mộc, có khả năng mãnh liệt chống lại các tác dụng gây nên chứng ung thư liên hệ đến hormone;
– saponin: có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và đồng thời làm giảm lượng cholesterol trong máu;
– protein đậu nành: có khả năng ngăn ngừa sự tác động của một số gene di truyền gây nên chứng ung thư. Nó cũng bảo vệ các tế bào cơ thể không cho hư hại gây nên bởi những môi trường sống xung quanh như tia nắng mặt trời và các chất ô nhim trong không khí.
– các vi khuẩn enzyme sống có lợi ….
Theo một nghiên cứu được công bố năm 2003 thì những người phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 3 bát canh Miso một ngày thì nguy cơ bị ung thư vú giảm được hơn 40 % so với những người chỉ ăn một bát. Tại Nhật Bản tỷ lệ chết về bệnh ung thư vú chỉ bằng một phần tư Hoa Kỳ, tại Trung Hoa là 1/5 và ở Hàn Quốc là 1/10. Chỉ có 10% phụ nữ Nhật Bản có hiệu chứng nóng phừng (hot flash) vào thời kỳ mãn kinh và tỷ lệ bị bệnh bể xương hông thấp hơn phụ nữ Hoa Kỳ. Chỉ có một điều đáng lo ngại là hàm lượng muối của Miso hơi cao.
Các loại Miso

Có rất nhiều loại Miso, cơ bản là đều được pha trộn từ kọi với gạo, lúa mì hoặc đậu nành. Các thành phần được cho vào thùng gỗ và cho lên men, một số loại Miso có vị ngọt nhẹ chỉ cần ủ lên men trong vài tháng trong khi những Miso đậm màu thời gian ủ thường lên tới 2 năm.
Mua và sử dụng Miso

Miso thường không có sẵn ở siêu thị mà thường được bày bán tại các cửa hàng thực phẩm, các cửa hàng chuyên bán các loại gia vị Á Đông. Miso có rất nhiều màu sắc, từ màu trắng kem tới màu đỏ, màu nâu sẫm…loại nhạt màu là lý tưởng nhất cho món súp hay các dùng làm nước sốt.
Miso thường được đóng gói trong các bao bì nhựa hoặc các loại chai thủy tinh, một số nhà sản xuất không đóng kín gói thành phẩm mà để một lỗ thông hơi nhỏ. Miso thường ở dạng đặc sệt nên trước khi sử dụng thì phải pha loãng với một chút nước. Để bảo toàn nguyên vẹn hương vị tinh tế của miso thì người ta không nấu chín cùng với thực phẩm mà thường thêm vào lúc gần chín để món ăn trở nên đậm đà. Gói Miso có thể tiếp tục bảo quản bằng tủ lạnh trong vài tháng khi không dùng hết.

Món canh Miso:

Hầu hết các loại Miso được sản xuất tại Nhật đều được dùng để chế biến món canh Miso. Uống canh Miso là một thói quen lâu đời của người Nhật và vẫn được yêu thích cho đến ngày nay bởi  hương vị thanh nhẹ đậm đà, thời gian chuẩn bị ngắn và đặc biệt là vì những lợi ích mang lại cho sức khỏe. Đối với người Nhật thì Miso và Canh miso là từ đồng nghĩa, và khi cách đây 750 năm, khi những Samurai lên nắm quyền thì món canh này càng trở nên phổ biến và mọi người đều rõ làm thế nào để có món canh Miso.

Một bát súp miso thường đơn giản chỉ có miso hòa tan trong nước dùng dashi, nấu súp miso vừa sôi, quấy cho miso tan hết vào nước dùng, nếu nhạt thì cho thêm một chút xì dầu.  sau đó bỏ thêm vài miếng đậu phụ tươi nhỏ và rắc thêm ít hành lá. Khi cầu kì nấu nước dashi từ chính lá rong biển thì trong bát súp còn có thêm mẩu rong biển nữa.

Thỉnh thoảng nấu một bát súp thanh ngọt, nhẹ nhàng thế này đem lại cảm giác rất thư thái cho bữa ăn. Với món súp này, ăn cùng với chút cơm trắng là mình thấy bữa ăn trọn vẹn rồi.


Leave a comment

TƯƠNG TỎI lâu năm

TƯƠNG TỎI LÂU NĂM

Thành phần: Tỏi tươi & tương Tamari lâu năm (ngâm ủ 3 năm trở lên).

Công dụng: Giảm cảm cúm, nhức đầu, chóng mặt, ói mửa, khó tiêu, sơ vữa động mạch, tim, lao, tê bại, lưu thông máu huyết, làm tan máu cục, tăng sức đề kháng, tăng thể lực và an thần, chống ung thư,….

Cách dùng: được dùng như món gia vị, có thể làn nước chấm, uống với trà bancha nóng (lúc cần thiết) hoặc ướp nêm nếm, chiên xào thức ăn,…

Chú ý: Muốn biết Tương tỏi chất lượng, Bạn chỉ cần nhìn tép tỏi đã chuyển qua màu đen là đạt chất lượng tốt.


Leave a comment

DẦU MÈ và Những lợi ích

Bạn có biết là nửa tách hạt mè chứa một lượng can-xi cao gấp 3 lần so với nửa tách sữa không? Không chỉ là một nguồn bổ sung can-xi tuyệt vời, hạt mè còn rất giàu các chất như mangan, đồng, ma-giê, sắt, phốt-pho, vitamin B1, kẽm, vitamin E, protein tốt và chất xơ. Hạt mè có chứa sesamin và sesamolin, hai chất được xem giúp ngừa chứng huyết áp cao và bảo vệ gan khỏi nguy cơ bị ô-xy hóa.

Dầu mè là loại dầu thực vật được làm từ hạt mè, tuy có mùi hơi nồng, nhưng theo nhiều nghiên cứu, có tác dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe.

Dầu mè chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B… Một muỗng canh dầu mè cung cấp khoảng 119 calo, 14g chất béo, 40,5mg omega-3 và 5,576 mg omega-6. Người ta thường dùng dầu mè làm gia vị hoặc để nấu ăn. Khi thêm chút dầu mè không chỉ giúp bạn tăng hương vị cho các món ăn, mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng cho thực phẩm.

Dưới đây là một số lợi ích của dầu mè:

1. Giàu chất chống oxy hóa: Dầu mè hay hạt mè đều rất giàu các chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể, biến chúng trở thành vô hại, không gây tổn thương đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và sự tấn công của các virus, vi khuẩn…

2. Chăm sóc da: Nếu da bạn bị khô hay có vài nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu mè. Vitamin E và vitamin B có trong dầu mè không chỉ giúp làm giảm những tổn hại cho da, mà còn mang đến sức sống, sự trẻ trung, rạng rỡ cho làn da. Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng mà sử dụng quá nhiều.

3. Giảm huyết áp: trong dầu mè có chứa chất béo no không bão hòa (polyunsaturated), là loại chất béo đã được chứng minh có tác dụng giảm huyết áp. Nhưng, cần lưu ý là dầu mè thường chứa hàm lượng calo và chất béo cao, không nên dùng thường xuyên vì có thể làm bạn tăng cân.

4. Giảm cholesterol: Theo nghiên cứu của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, dầu mè có khả năng giúp hạ thấp mức cholesterol.

5. Chống viêm nướu: Dầu mè cũng có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu, cao răng. Kết quả nghiên cứu tại ĐH quốc tế Maharishi ởIowa đã chứng minh dầu mè có thể cắt giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu.

6. Giảm lượng đường huyết: Đường huyết tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường. Vì thế, trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên cần hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu thực vật để thay thế như: dầu mè, dầu nành… vì có chứa các axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Tạp chí Medicinal Foods trước đây cũng đăng tải một nghiên cứu thí nghiệm trên động vật cho thấy sự giảm bớt glucose trong máu ở những động vật bị đái tháo đường nhờ chúng được cho ăn dầu mè.

7. Chữa cảm lạnh: Dầu mè có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho, sổ mũi. Theo một số nghiên cứu, cách đơn giản là dùng một chút hương dầu mè sẽ rất hiệu quả trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh. Phương pháp dân gian thì đơn giản chỉ lấy dầu mè xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.

8. Ngăn ngừa gàu: Xát một ít dầu mè lên tóc và da đầu cũng giúp làm giảm bớt hoặc ngăn ngừa gàu bám trên da đầu.

9. Giảm nhiệt cơ thể: Tại Ấn Độ, nhiều người còn dùng dầu mè massage cơ thể để giảm nóng.  Người ta tin rằng dầu mè có thể  giúp giảm nhiệt trong cơ thể. Nếu cơ thể bạn đang bị nóng có thể xoa nhẹ một chút dầu mè.

10. Phòng cao huyết áp: Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Yale Journal of Biology cho thấy những người ăn dầu mè một lần/ngày trong vòng 45 ngày không chỉ giảm được huyết áp mà còn hạn chế được lượng muối natri đưa vào cơ thể. Muối natri nhiều sẽ làm tăng việc giữ nước trong cơ thể, tăng áp suất thẩm thấu trong máu, tăng khối lượng tuần hoàn đồng thời làm co cơ trơn thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.


Leave a comment

Bột Sắn Dây

Loại tinh bột này lợi ích cho các bệnh: đường ruột, thương hàn, chậm tiêu, kiết tả, lao nhiệt, mất ngủ, giải độc, say rượu, …

Trẻ em, người lớn đều dùng tốt.

Nếu giải nhiệt cho cơ thể, lúc trời nóng bức – nhất là vận động ngoài trời nóng hoặc các vận động viên thể thao: Quậy bột với nước sôi để nguội, đem lại sức khỏe dẻo dai.

Sắn dây là loại bột trắng như phấn, thu hoạch từ cây sắn dây leo, được trồng ở những vùng đồi núi hoang. Rễ cây sắn dây được thu hoạch vào cuối đông, khi chất lượng bột cao nhất. Sau đó, rễ sắn dây được xát thành bột. Sau khi lọc những mảnh xơ và làm cho cạn khô, lớp bột lắng lại được xắn thành các khoanh không đều nhau, rồi được hoà tan vào nước lạnh. Khi đun sôi, ta có bột sắn dây quánh lại mờ đục, đun tiếp bột trở nên đặc dần và trong mờ.

Bột sắn đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên. Hỗn hợp bột sắn dây – ô mai – gừng – tương chữa các bệnh nhiễm khuẩn và virut, nó giúp phòng chống bệnh rối loạn đường ruột, dạ dày và nhiễm trùng máu. Vì những rối loạn có thể dẫn đến thối ruột hay phá hoại phát sinh bệnh ở các cơ quan vi mô, giá trị của ô mai và hỗn hợp bột sắn – ô mai – gừng – tương không thể thiếu.

Ảnh hưởng của chúng trong việc giúp đỡ cơ thể khắc phục sự rối loạn từng đợt làm cho những loại bệnh này là một phần quan trọng của chương trình tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.

Bột sắn dây là loại thức uống dân dã và quen thuộc có tác dụng giải nhiệt rất tốt trong mùa hè. Đây còn là vị thuốc chữa cảm nắng, sốt cao rất công hiệu. .

Về thành phần dinh dưỡng, trong 100g bột sắn dây có 14g nước, 0,7g protit, 84,3g gluxit, 0,8g xenlucoza, 18mg canxi, 20mg photpho, 1,5mg sắt… Vì vậy, mùa hè sau những giờ lao động mệt nhọc hoặc đi ngoài nắng về, được uống một cốc nước bột sắn ta thấy mát, dễ chịu, người đỡ mệt hẳn.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, sắn dây còn là một vị thuốc giải nhiệt, giải khát tốt vẫn được Đông y dùng chữa các chứng cảm nắng, cảm nóng, sốt cao, khát nước… từ lâu đời.


Leave a comment

Tác Dụng Kỳ Diệu của quả Ô Mai

Nếu có một thứ tôi phải mang theo mình để đề phòng những trường hợp nguy cấp dù giữa xã hội hiện đại, hay giữa nơi hoang vu, tôi sẽ chọn quả ômai.
Một trong những đóng góp lớn nhất của văn hoá phương Đông cho sức khoẻ con người là mơ muối, còn được gọi là ômai.
Câu chuyện về quả ômai liên quan đến một vị tướng Nhật đã làm cho binh đoàn của mình hết khát và mệt khi ông gợi cho binh lính của mình tưởng tượng đến quả ômai. Vì vị chua là vị gây kích thích cảm giác làm tiết tuyến nước bọt. Mẹo này làm dịu bớt cơn khát dữ dội của binh lính, làm cho họ qua khỏi cơn khát.
Ômai ban đầu chỉ là một loại trái chua – Quả mơ được thu hoạch vào lúc chua nhất của nó trong thời gian cuối mùa hè. Theo truyền thống Nhật, quả mơ được phơi khô trên mái nhà trong vài tuần. Trong thời kỳ này, quả mơ khô vào ban ngày và hút hơi sương khi màn đêm buông xuống. Sau những chu kỳ phơi khô và hyđrat hoá liên tiếp, mận được thu gom lại và cho vào thùng gỗ với những lớp xen kẽ thay nhau giữa muối, mơ và lá tía tô.
Có một câu chuyện khác về lá tía tô. Thông thường Lá tía tô được gọi là Lá thịt bò vì đặc trưng khác biệt của nó là màu đỏ, tía tô cho quả mơ màu và vị. Tía tô cũng có vị ngọt vừa phải. Vì thế mận muối tốt nhất đòi hỏi phải có vị ngọt-mặn-chua. Tính chất kháng sinh của tía tô được biết đến làm tăng giá trị cho quả mơ lâu năm.
Sau đó ômai được để dành từ tám tháng đến ba năm. Trong thời gian này, vị mặn ngấm lẫn vị chua, thậm chí đến tận nhân hạt ômai. Đập vỡ hạt ômai lâu năm, ta nếm cũng cảm thấy vị mặn và chua.
Quá trình làm ômai là quá trình làm dương hoá quả mơ muối. Mơ là một loại trái cây rất chua (cực âm) được phối hợp với muối biển, là vị cực dương. Vì thế hai vị ở hai thái cực hấp dẫn lẫn nhau. Sự kết hợp hai vị này đã đem lại kết quả quân bình kỳ diệu.

Mà kết quả đúng là kỳ diệu thật. Nếu bạn bị ốm, hãy ăn một trái ômai. Dù cơ thể bị thiếu Âm hay thiếu Dương, ô mai sẽ nhanh chóng trung hoà cơ thể bạn. Nếu cơ thể bạn quá nhiều axít, ômai sẽ nhanh chóng lập lại độ cân bằng pH. Nếu bạn bị cảm, sốt, hay cúm, ômai có thể giúp bạn bình phục trong một thời gian ngắn. Mỗi ngày một quả ômai có thể giúp gia đình bạn phòng ngừa ốm đau, và có thể phục hồi sức khoẻ khi bị ốm trong thời gian ngắn.
Theo tục ngữ Nhật: “Một quả ômai mỗi ngày, bác sĩ sẽ không đến nhà” dù bạn có phải là người theo Thực dưỡng hay không.
Mỗi nhà bếp Thực dưỡng không nên thiếu ômai. Khi đi xa, người ta có thể ăn uống lung tung. Khi dạ dày đau, báo hiệu thức ăn ôi thiu, ômai có thể làm trung hoà bất cứ độc tố nào.
Theo dân gian: “ăn ô-mai hàng ngày phòng chống được bệnh tật”.
Theo phương pháp truyền thống, khi ta bị các bệnh về máu, cảm cúm, đau bụng hoặc rối loạn tiêu hoá, thì người ta trộn ô-mai với sắn dây, bột gừng và một ít tương.

Sau khi làm như vậy, để 3 năm sau thành một thứ thực phẩm quí hiếm và rất giá trị, mầu sắc của mơ muối cũng sẫm dần theo năm tháng thành một thứ mơ muối mầu nâu đen… nhìn mầu sắc của quả mơ một người sành điệu có thể biết ngay đó là mơ ít năm hay mơ lâu năm.
Mơ lâu năm cũng như miso lâu năm mầu của nó đều sẫm dần, miso mới làm mầu của nó cũng vàng nhạt và đẹp như mơ mới làm…

Sắn dây là loại bột trắng như phấn, thu hoạch từ cây sắn dây leo, được trồng ở những vùng đồi núi hoang. Rễ cây sắn dây được thu hoạch vào cuối đông, khi chất lượng bột cao nhất. Sau đó, rễ sắn dây được xát thành bột. Sau khi lọc những mảnh xơ và làm cho cạn khô, lớp bột lắng lại được xắn thành các khoanh không đều nhau, rồi được hoà tan vào nước lạnh. Khi đun sôi, ta có bột sắn dây quánh lại mờ đục, đun tiếp bột trở nên đặc dần và trong mờ.

Bột sắn đun chín có thể chữa đau bụng và loét dạ dày viêm ruột kết, kể cả bệnh kinh niên. Hỗn hợp bột sắn dây – ô mai – gừng – tương chữa các bệnh nhiễm khuẩn và virut, nó giúp phòng chống bệnh rối loạn đường ruột, dạ dày và nhiễm trùng máu. Vì những rối loạn có thể dẫn đến thối ruột hay phá hoại phát sinh bệnh ở các cơ quan vi mô, giá trị của ô mai và hỗn hợp bột sắn – ô mai – gừng – tương không thể thiếu.

Ảnh hưởng của chúng trong việc giúp đỡ cơ thể khắc phục sự rối loạn từng đợt làm cho những loại bệnh này là một phần quan trọng của chương trình tự chăm sóc bảo vệ sức khoẻ.
Theo truyền thống phương Đông thì “nhà nào có cây mơ trước cửa thì nhà đó sẽ ít bệnh tật”.
Tôi hy vọng bạn và mọi người trong gia đình của bạn sẽ phát hiện ra sự vô giá của cây mơ. Trẻ nhỏ thường thích vị mặn mặn chua chua của quả ô mai mà chẳng cần phải ép chúng ăn. Nếu bạn để ô mai ở nơi mà chúng có thể với tới thì những quả ô mai đó sẽ biến mất nhanh chóng. Sau khi bạn bày cho chúng cách đập vỡ hạt ô mai và lấy nhân ra, chúng sẽ tự làm lấy và mẩu nhân đó sẽ là món quà vô giá với chúng.
Nếu ô mai quá mặn và chua, cho ô mai vào chai nước sạch và để vào chỗ mát. Nước sẽ làm bớt vị mặn và chua. Lớp muối chua mặn sẽ chảy ra, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức. Nó sẽ giúp cơ thể chịu được nóng bức và hết khát.
Nếu bạn hay những người bạn chăm sóc không thể chịu đựng được vị mặn, hãy thử ô mai cô đặc, được gọi là Bainiku Ekisu ở Nhật. Thứ này được làm bằng cách tách lớp thịt của quả ô mai. Chỉ cần một vài quả là đủ. Hoà với nước nóng, nó sẽ làm cơ thể sảng khoái, tươi tỉnh, đồ uống chua đó có thể giúp kiềm hoá cơ thể.
Ô mai chứa nhiều chất điện phân mà thường bị mất trong quá trình luyện tập thể thao hay lao động nặng nhọc. Ô mai hay nước nấu ô mai là cách rất tốt để khôi phục lại chất điện phân đã mất qua mồ hôi.
Lớp muối ô mai cũng cung cấp một lượng lớn vòng đồng nhân tố Kreb (Krebs cycle co-factors). Sự chuyển đổi của cacbon hydrat thành năng lượng mà những nhân tố này đòi hỏi. Ô mai chứa lượng lớn a-xít citric của nguồn thực phẩm tự nhiên.

Sự chuyển đổi của ATP (Adenosene Tri-Phosphate) thành năng lượng, cần đến a-xít citric cũng như các chất điện phân. Đó là lý do tại sao khi ăn cơm với ô mai lại cung cấp năng lượng lớn hơn là ăn cơm không. Đó cũng là lý do vì sao món sushi (cơm cuốn của Nhật Bản) trở nên nổi tiếng. “Một nhà bếp Thực dưỡng không nên thiếu vắng ô mai… quả ô mai có thể trung hòa các loại độc tố”.


Ô mai có chức năng phòng chống bệnh tật. Đó là lý do tại sao cơm nắm lại làm bằng cách quấn miếng rong no-ri bên ngoài và cho phàn thịt của quả ô mai vào giữa. Cơm nắm rất tốt cho bữa ăn nhẹ hoặc ăn nhanh. Cơm nắm cung cấp năng lượng cho cơ thể và vị của nó cũng rất ngon. Nếu một lần bạn đã thử ăn cơm nắm, bạn sẽ thích và quen thuộc với nó. Dầu giấm (dầu vừng và dấm ô mai) trộn xà lách cũng rất tuyệt.

Tóm lại, ta đừng bao giờ đánh giá thấp “tác dụng của ô mai”!


Leave a comment

Công dụng của nước Mơ muối lâu năm

Công dụng: Trị đầy bụng, ăn không tiêu, mệt mỏi, chán ăn, giải ngộ độc thức ăn, trị rối loạn dịch vị dạ dày, trung hòa các yếu tố âm trong người, giúp gan loại sạch các hóa chất nhân tạo ra ngoài cơ thể, chống lão hóa cơ thể, tăng sức sống,…

Cách dùng: cho vào nấu với cơm lứt, pha với trà bancha,….và những thức ăn cần thêm gia vị chua.

Nếu bạn thấy khó chịu trong người, hay ngậm một quả mơ muối lâu năm, bạn sẽ thấy ngay tác dụng kỳ diệu của nó.
Nhất là những lúc đi tầu đi xe mà nôn nao có quả mơ muối lâu năm mà ngậm càng thấy sự kỳ diệu của thứ quả kỳ lạ này…

Thành phần: Trái Mơ tự nhiên, muối hầm thiên nhiên không thuốc hóa học.

Công dụng:
Mơ muối lâu năm được mệnh danh là VUA của các thức ăn tạo kiềm trong máu. Đặc trị các bệnh :
+ Về ruột và tiêu hoá, những chứng bệnh đầy bụng, ăn không tiêu.
+ Các chứng bệnh mệt mỏi trong người, chán ăn, chữa ho, trừ đờm, hen xuyễn, khó thở, say xe.
+ Giải ngộ độc thức ăn, trị đau thắt tim, rối loạn vị dạ dày (quá nhiều hoặc quá ít), trung hoà các yếu tố âm trong người. Giúp gan loại sạch hoá chất nhân tạo ra ngoài cơ thể.
+ Chống lão hoá giúp cơ thể trẻ lại và tăng sức sống.

               _ Có thể ngậm trực tiếp trong miệng hoặc chế biến khác như dầm nát pha nước uống hoặc bỏ vào nấu xúp, nấu canh….


Leave a comment

CHANH MUỐI


Thành phần: Chanh ngâm muối 3 năm

Công dụng: Lợi ích cho bệnh viêm họng, ho đàm, bệnh đường ruột, ăn không tiêu.

Cách dùng: Pha làm nước uống hoặc ngậm.

Liều dùng: Mỗi ngày từ 3gr-5gr

Nước chanh tươi có tính acid, nhưng khi vào cơ thể lại tạo phản ứng kiềm cao trong quá trình tiêu hóa. Vì vậy, nước chanh được các đạo sĩ Yoga dùng làm thuốc chữa bệnh rất tốt.

Hơn nữa, chanh lại được ngâm vào trong muối lâu năm (3 năm) nên lại càng hỗ trợ hơn trong việc trị các bệnh viêm họng, bệnh đường ruột,…giúp đào thải các chất độc, chất cặn bã trong cơ thể, sát trùng,…

Trẻ em, người già khi bị viêm họng, ăn không tiêu,….lấy 1/3 trái chanh muối dằm với nước âm nóng (hoặc ngậm) cho uống sẽ chữa được những căn bệnh này.


Leave a comment

TRÀ CỦ SEN


Công dụng: Trà củ sen làm mát huyết và rất bổ phổi, an thần, gây cảm giác khoan khoái, dễ chịu; phòng trị các bệnh về phổi, ho cảm, viêm phế quản, ho suyễn, lao phổi, u phổi, ho cường tính, …

Cách dùng: chữa ho, bổ phế: bỏ 10-20 trà đun nhỏ lửa 15’, cho thêm 3 lát gừng mỏng(nướng cháy vỏ) bỏ thêm chút muối hầm. Uống nóng xong toát mồ hôi ra là tốt nhất.

Trà củ sen là một thứ trà kiềm dương, rất tốt cho sức khỏe và thiền.

Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng như các protêin và vitamin C. Củ sen chưa nấu chín có thể làm giảm nhiệt bên trong mạch máu và làm giảm thâm tím. Củ sen nấu chín có thể giúp tăng cường chức năng tim và dạ dày, …
Củ sen có vị bùi, giòn có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Theo Trung y, muốn trị bệnh máu cam hiệu quả tốt nhất là ăn củ sen vì củ sen có tác dụng làm mát máu, mát gan, điều hòa kinh mạch, lưu thông khí huyết. Củ sen còn là món ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường chức năng của tim, bao tử và cho
giấc ngủ tốt.