Thực Dưỡng Ohsawa

Ăn có ý thức. Nấu có trách nhiệm


Leave a comment

TRÀ CỦ SEN


Công dụng: Trà củ sen làm mát huyết và rất bổ phổi, an thần, gây cảm giác khoan khoái, dễ chịu; phòng trị các bệnh về phổi, ho cảm, viêm phế quản, ho suyễn, lao phổi, u phổi, ho cường tính, …

Cách dùng: chữa ho, bổ phế: bỏ 10-20 trà đun nhỏ lửa 15’, cho thêm 3 lát gừng mỏng(nướng cháy vỏ) bỏ thêm chút muối hầm. Uống nóng xong toát mồ hôi ra là tốt nhất.

Trà củ sen là một thứ trà kiềm dương, rất tốt cho sức khỏe và thiền.

Củ sen chứa nhiều chất dinh dưỡng như các protêin và vitamin C. Củ sen chưa nấu chín có thể làm giảm nhiệt bên trong mạch máu và làm giảm thâm tím. Củ sen nấu chín có thể giúp tăng cường chức năng tim và dạ dày, …
Củ sen có vị bùi, giòn có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy theo khẩu vị của mỗi người.
Theo Trung y, muốn trị bệnh máu cam hiệu quả tốt nhất là ăn củ sen vì củ sen có tác dụng làm mát máu, mát gan, điều hòa kinh mạch, lưu thông khí huyết. Củ sen còn là món ăn giàu dinh dưỡng, tăng cường chức năng của tim, bao tử và cho
giấc ngủ tốt.


Leave a comment

Những bài thuốc từ Hạt Sen

Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt… là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, hay quên nên ăn. Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn thông dụng sử dụng hạt sen vừa làm thức ăn lại có tác dụng chữa bệnh.


Canh nhân sâm hạt sen

Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: đem nhân sâm bỏ vào bát nhỏ, đặt vào nồi hấp mềm rồi thái miếng mỏng. Lấy 10 hạt sen, bỏ vào bát đựng miếng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, rồi cho nước đường phèn vào đậy nắp hấp cách thủy 1 giờ, ăn hạt sen, uống nước canh. Ngày hôm sau cho 10 hạt sen vào bát đựng miếng nhân sâm còn hôm trước, đổ thêm nước đường phèn vào đậy kín, hấp cách thủy 1 giờ, lấy ra ăn hạt sen uống nước canh. Ngày thứ ba cũng làm như vậy với 10 hạt sen còn lại.

Nhân sâm có thể điều tiết chức năng của hệ thống thần kinh, chủ yếu là tăng cường quá trình hưng phấn ở vỏ ngoài đại não đối với hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, từ đó cải thiện hoạt động linh hoạt của hệ thống thần kinh.

Hạt sen và nhân sâm đều là đồ ăn ngon, đem hấp cùng đường phèn, tác dụng của nó càng rõ rệt hơn, có thể nâng cao hiệu suất công tác của những người lao động trí óc. Do hạt sen, nhân sâm có rất nhiều chất bổ, nên những người bị bệnh thấp nhiệt, nóng trong hoặc có ứ trệ bên trong cơ thể không nên ăn, người bị cảm chưa khỏe hẳn cũng không nên ăn.

Canh hạt sen tươi mộc nhĩ

Nguyên liệu: 10g mộc nhĩ trắng khô, 30g hạt sen tươi và canh gà, gia vị vừa đủ.

Cách làm: mộc nhĩ đem ngâm vào nước nóng, cắt bỏ cuống, rửa sạch, rồi lại ngâm vào nước nóng cho nở to, sau đó ngâm vào nước sôi một lúc rồi vớt ra, cho vào bát, đổ 150ml nước đem hấp 1 giờ, làm cho mộc nhĩ thật trong thì vớt ra. Lấy hạt sen tươi bóc bỏ vỏ ngoài, bỏ lớp màng mỏng, cắt hai đầu, lấy tâm sen ra, rồi ngâm rửa bằng nước sôi, đun canh gà nêm gia vị vừa đủ. Đem mộc nhĩ, hạt sen bỏ vào bát, rồi trút

vào canh gà đã đun, hấp lên, khi chín ăn mộc nhĩ, hạt sen, uống canh gà. Dùng hạt sen tươi là để “thanh tâm”( làm cho tim bớt nóng), mộc nhĩ trắng bổ âm nhuận phế, dùng kết hợp hai thứ vừa mát vừa bổ. Những người tâm phiền, mất ngủ, miệng khô, họng khô rát nên ăn canh này.

Cháo hạt sen

lấy 20g hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7 quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường ruột, chống đi tả. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược, ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, đi tả, tâm phiền mất ngủ.

Bánh hạt sen

Bánh được làm chủ yếu từ hạt sen và bột gạo nếp. Món bánh này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, dưỡng tâm, ích trí, phù hợp với những người tinh thần mệt mỏi, ăn kém, đại tiện phân lỏng, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đi tiểu nhiều.

Cách làm: lấy 100g hạt sen, 150g bột gạo nếp, đầu tiên cho hạt sen vào nồi, đổ nước ninh chín, lấy thìa ép nhuyễn, rồi đổ vào bột gạo nếp đảo đều, múc vào bát sắt tráng men, cho nước vừa đủ, hấp cách thủy khi chín để nguội ép bằng, cắt thành miếng mỏng, rắc ít đường trắng vào là được, có thể ăn vào sáng sớm để điểm tâm, chia 2-3 lần


Leave a comment

HẠT SEN – NGON VÀ BỔ

Ht sen còn gi là liên nhc, có v ngt, tính mát, tác dng b tâm, b tỳ v, an thn. Thường dùng cha cơ th suy nhược, ăn ung kém, mt ng, tiêu chy.

Nước ta vùng nào cũng có cây sen, càng về miền Nam, sen càng được trồng nhiều. Cây sen không bỏ đi chút gì. Từ lá cho đến hạt, cọng và củ, sen được dùng làm phong phú thêm cho nhiều món ăn Việt. Trong nhiều ngôi nhà kiến trúc hiện đại, hoa sen cũng là những điểm nhấn trang trí vừa đẹp vừa thanh tao. Ngó sen ăn uống, hầm gà, làm nộm. Hương sen ướp chè. Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy cốt nấu cháo với gạo và đậu xanh. Riêng hạt sen là quý nhất, được dùng làm mứt sen, không chỉ cho ngày Tết Nguyên Đán mà còn được dùng cho những dịp cưới hỏi. Hạt sen còn đặc biệt với những tính năng chữa bệnh của nó.

Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.

Hạt sen có tác dụng tăng cường tì vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ. Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quí như cây sen.

Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt… là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, hay quên nên ăn.

Vua chúa ngày trước đặc biệt thích sen, đặc biệt ở Huế, vùng đất nổi tiếng về sen. Trong cung vua, phủ chúa thường nấu chè hạt sen để đãi khách. Hạt sen phải là hạt của giống sen hồ Tịnh Tâm. Hạt sen nấu vừa chín, nhưng không quá nở.

Nước đường nấu thật kỹ, rồi cho hạt sen vào là thành chè. Chỉ một ít hạt sen trong một chén chè, còn lại là nước, người ăn không vội vàng mà chậm rãi để thưởng thức hương vị vừa ngọt vừa thanh của hạt sen.

Hạt sen còn dùng ướp trà để giải khát và phòng được nhiều bệnh. Các món ăn chế biến từ hạt sen, tốt cho người bị mất ngủ gồm có:

Cháo hạt sen: 100gr hạt sen nấu cháo với 100gr heo nạc + 50gr gạo nếp, nêm gia vị để ăn.

Nước sen – dừa: 100gr hạt sen, 100gr dừa nạo, 400gr đường cát. Nấu hạt sen chín mềm, hòa với dừa nạo và nước đường để dùng.

Chè hạt sen – long nhãn: 100gr hạt sen tươi, 300gr long nhãn (bóc lấy cùi), 400gr đường cát. Nấu chè để ăn.

Do tác dụng an thần nên hạt sen có khả năng chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, các chứng tiêu chảy, phân sống, hoạt tinh, đái dầm cũng giảm bớt nhờ hạt sen.

Tiêu chảy, phân sống: 100gr hạt sen, 50gr củ mài, 15gr quả hồng xiêm non, 20gr đường phèn. Hồng xiêm non giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sáy khô tán thành bột cho vào nước quả hồng xiêm, quấy đều đun trên lửa nhỏ thành cháo, cháo chín cho đường phèn, ăn lúc đói chia làm 3 lần, ăn 3 ngày liên tục.

Giun kim: 50gr hạt sen, 30gr hạt hướng dương, 30gr hạt cau, 20gr đường phèn. Cho 4 loại hạt xay nhỏ vào nồi nước 250ml đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày 3 lần, ăn trong 5 ngày.

————————————————————————————————–

THỰC DƯỠNG OHSAWA

http://www.thucduongohsawa.com