Thực Dưỡng Ohsawa

Ăn có ý thức. Nấu có trách nhiệm


Leave a comment

ĐẬU ĐỎ- Món ăn bổ dưỡng

Kem, chè, xôi, cháo và cả bánh làm từ đậu đỏ đều rất ngon nhưng làm thế nào để chúng trở thành những bài thuốc quý và phát huy tối đa sự bổ dưỡng thì không phải ai cũng biết. Nhắc đến đậu đỏ chúng ta nghĩ ngay đến hương vị thơm ngon của bánh đậu đỏ hay chè đậu đỏ. Đây là những món ăn yêu thích của phái nữ nhưng nếu biết bản thân đậu đỏ có chứa chất béo, khi kết hợp với một lượng đường lớn như hai món trên thì…Vậy nên, vấn đề ở đây là nên chế biến như thế nào để phái nữ chúng ta vẫn duy trì được món ăn ưa chuộng này?

Theo bác sĩ Nguyễn Công Đức, một người viết rất nhiều sách về y học thì cách giải quyết rất đơn giản: giảm lượng đường khi chế biến với đậu đỏ. Vị ngọt nguyên chất của đậu đỏ vừa được giữ nguyên lại vừa có lợi cho tiêu hoá.

Khi chế biến đậu đỏ với quá nhiều đường trắng, hiệu quả kích thích tiêu hoá của đậu đỏ (khả năng hấp thụ vitamin B1) giảm đi một nửa. Hơn nữa sự kết hợp này còn làm tăng chất béo, gây táo bón và làm các chất độc bị tích trữ lại khiến da trở nên xấu xí.

Bạn có thể thay thế đường kính bằng đường mật hay mật ong thì hiệu quả kích thích tiêu hoá của món đậu sẽ tăng lên gấp nhiều lần.

Sẽ rất tốt khi kết hợp đậu đỏ với các chất tinh bột khác để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng như cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ….

Thuốc giải độc

Vì trong đậu đỏ rất giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao.

Vỏ đậu đỏ giúp cho nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Đồng thời các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc.

Xưa nay, đậu đỏ được coi là “cao thủ giải độc”. Nếu bị ngộ độc, bạn hãy cho người bệnh uống ngay một cốc nước đậu đỏ đun với một ít muối, khả năng lợi tiểu sẽ đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể người bệnh. Cũng chính nhờ tác dụng này mà các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị tê phù, bệnh tim, phù thận…. nên sử dụng đậu đỏ.

Chữa suy nhược cơ thể

Mỗi khi cơ thể mệt mỏi, uống ngay một ly nước đậu đỏ bạn sẽ thấy sảng khoái vô cùng.

Còn nếu bạn cảm thấy cơ thể và trí óc nặng nề, bạn nên ăn một bát canh đậu đỏ mặn để tiêu trừ cảm giác này. Muốn ăn ngọt, bạn có thể cho thêm ít mật ong, nhưng thực sự thì đậu đỏ có vị mặn sẽ hiệu quả hơn nhiều.

Những người bị bệnh khó đại tiểu tiện hay thận yếu cũng nên ăn món ăn này vì món canh đậu đỏ lợi tiểu vô cùng!

Tốt cho phụ nữ mang thai

Các bà mẹ đang mang thai có biết rằng thường xuyên ăn đậu đỏ giúp có nhiều sữa hơn và hormone trong cơ thể cũng được cân bằng hơn không? Nếu biết rồi thì các bạn nên chế biến món ăn bổ dưỡng này nhé!

Đậu đỏ có nhiều tác dụng cho sức khoẻ cho chúng ta. Hãy chế biến món ăn này cho mình và người thân! Tốt nhất là hãy nấu đậu đỏ với vài chiếc lá trúc hay vài miếng thân trúc vì trúc làm đậu đỏ nhanh chín hơn nhiều đấy!



Leave a comment

Những bài thuốc từ Hạt Sen

Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt… là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, hay quên nên ăn. Dưới đây xin giới thiệu một số món ăn thông dụng sử dụng hạt sen vừa làm thức ăn lại có tác dụng chữa bệnh.


Canh nhân sâm hạt sen

Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: đem nhân sâm bỏ vào bát nhỏ, đặt vào nồi hấp mềm rồi thái miếng mỏng. Lấy 10 hạt sen, bỏ vào bát đựng miếng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, rồi cho nước đường phèn vào đậy nắp hấp cách thủy 1 giờ, ăn hạt sen, uống nước canh. Ngày hôm sau cho 10 hạt sen vào bát đựng miếng nhân sâm còn hôm trước, đổ thêm nước đường phèn vào đậy kín, hấp cách thủy 1 giờ, lấy ra ăn hạt sen uống nước canh. Ngày thứ ba cũng làm như vậy với 10 hạt sen còn lại.

Nhân sâm có thể điều tiết chức năng của hệ thống thần kinh, chủ yếu là tăng cường quá trình hưng phấn ở vỏ ngoài đại não đối với hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, từ đó cải thiện hoạt động linh hoạt của hệ thống thần kinh.

Hạt sen và nhân sâm đều là đồ ăn ngon, đem hấp cùng đường phèn, tác dụng của nó càng rõ rệt hơn, có thể nâng cao hiệu suất công tác của những người lao động trí óc. Do hạt sen, nhân sâm có rất nhiều chất bổ, nên những người bị bệnh thấp nhiệt, nóng trong hoặc có ứ trệ bên trong cơ thể không nên ăn, người bị cảm chưa khỏe hẳn cũng không nên ăn.

Canh hạt sen tươi mộc nhĩ

Nguyên liệu: 10g mộc nhĩ trắng khô, 30g hạt sen tươi và canh gà, gia vị vừa đủ.

Cách làm: mộc nhĩ đem ngâm vào nước nóng, cắt bỏ cuống, rửa sạch, rồi lại ngâm vào nước nóng cho nở to, sau đó ngâm vào nước sôi một lúc rồi vớt ra, cho vào bát, đổ 150ml nước đem hấp 1 giờ, làm cho mộc nhĩ thật trong thì vớt ra. Lấy hạt sen tươi bóc bỏ vỏ ngoài, bỏ lớp màng mỏng, cắt hai đầu, lấy tâm sen ra, rồi ngâm rửa bằng nước sôi, đun canh gà nêm gia vị vừa đủ. Đem mộc nhĩ, hạt sen bỏ vào bát, rồi trút

vào canh gà đã đun, hấp lên, khi chín ăn mộc nhĩ, hạt sen, uống canh gà. Dùng hạt sen tươi là để “thanh tâm”( làm cho tim bớt nóng), mộc nhĩ trắng bổ âm nhuận phế, dùng kết hợp hai thứ vừa mát vừa bổ. Những người tâm phiền, mất ngủ, miệng khô, họng khô rát nên ăn canh này.

Cháo hạt sen

lấy 20g hạt sen, xay thành bột mịn hoặc bột to, cho vào nồi cùng gạo tẻ đã vo sạch, cho thêm 5-7 quả táo đỏ, đổ nước vừa phải. Đun to lửa cho sôi rồi đun nhỏ lửa cho đến khi sánh thì cho thêm chút đường trắng vào, ăn điểm tâm, bữa sáng hoặc tối đều được. Hạt sen có tác dụng giúp đường ruột co lại, và còn kiện tỳ giúp ăn ngon miệng. Táo đỏ bổ tỳ vị, củng cố đường ruột, chống đi tả. Hai thứ dùng kết hợp phù hợp với những người tỳ vị hư nhược, ăn không ngon miệng, đại tiện phân lỏng, đi tả, tâm phiền mất ngủ.

Bánh hạt sen

Bánh được làm chủ yếu từ hạt sen và bột gạo nếp. Món bánh này có tác dụng kiện tỳ, khai vị, dưỡng tâm, ích trí, phù hợp với những người tinh thần mệt mỏi, ăn kém, đại tiện phân lỏng, tim đập nhanh, hay hồi hộp, hay quên, mất ngủ, đi tiểu nhiều.

Cách làm: lấy 100g hạt sen, 150g bột gạo nếp, đầu tiên cho hạt sen vào nồi, đổ nước ninh chín, lấy thìa ép nhuyễn, rồi đổ vào bột gạo nếp đảo đều, múc vào bát sắt tráng men, cho nước vừa đủ, hấp cách thủy khi chín để nguội ép bằng, cắt thành miếng mỏng, rắc ít đường trắng vào là được, có thể ăn vào sáng sớm để điểm tâm, chia 2-3 lần


Leave a comment

HẠT SEN – NGON VÀ BỔ

Ht sen còn gi là liên nhc, có v ngt, tính mát, tác dng b tâm, b tỳ v, an thn. Thường dùng cha cơ th suy nhược, ăn ung kém, mt ng, tiêu chy.

Nước ta vùng nào cũng có cây sen, càng về miền Nam, sen càng được trồng nhiều. Cây sen không bỏ đi chút gì. Từ lá cho đến hạt, cọng và củ, sen được dùng làm phong phú thêm cho nhiều món ăn Việt. Trong nhiều ngôi nhà kiến trúc hiện đại, hoa sen cũng là những điểm nhấn trang trí vừa đẹp vừa thanh tao. Ngó sen ăn uống, hầm gà, làm nộm. Hương sen ướp chè. Lá sen rửa sạch, thái vụn, sắc kỹ lấy cốt nấu cháo với gạo và đậu xanh. Riêng hạt sen là quý nhất, được dùng làm mứt sen, không chỉ cho ngày Tết Nguyên Đán mà còn được dùng cho những dịp cưới hỏi. Hạt sen còn đặc biệt với những tính năng chữa bệnh của nó.

Hạt sen có vị ngọt tính bình, bổ dưỡng an thần; tim sen vị đắng tính hàn, trị sốt cao mê sảng, huyết áp cao; gương sen vị đắng sáp, tính ôn, dùng trị các chứng băng lậu ra máu… Hạt sen là vị thuốc quí, có tác dụng bổ dưỡng lại an thần, đặc biệt dùng để trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.

Hạt sen có tác dụng tăng cường tì vị, bảo đảm dinh dưỡng cho toàn thân, điều hòa sự thu nạp thức ăn, tiểu đục và một số bệnh phụ nữ. Trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quí như cây sen.

Hạt sen có chứa các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt… là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, hay quên nên ăn.

Vua chúa ngày trước đặc biệt thích sen, đặc biệt ở Huế, vùng đất nổi tiếng về sen. Trong cung vua, phủ chúa thường nấu chè hạt sen để đãi khách. Hạt sen phải là hạt của giống sen hồ Tịnh Tâm. Hạt sen nấu vừa chín, nhưng không quá nở.

Nước đường nấu thật kỹ, rồi cho hạt sen vào là thành chè. Chỉ một ít hạt sen trong một chén chè, còn lại là nước, người ăn không vội vàng mà chậm rãi để thưởng thức hương vị vừa ngọt vừa thanh của hạt sen.

Hạt sen còn dùng ướp trà để giải khát và phòng được nhiều bệnh. Các món ăn chế biến từ hạt sen, tốt cho người bị mất ngủ gồm có:

Cháo hạt sen: 100gr hạt sen nấu cháo với 100gr heo nạc + 50gr gạo nếp, nêm gia vị để ăn.

Nước sen – dừa: 100gr hạt sen, 100gr dừa nạo, 400gr đường cát. Nấu hạt sen chín mềm, hòa với dừa nạo và nước đường để dùng.

Chè hạt sen – long nhãn: 100gr hạt sen tươi, 300gr long nhãn (bóc lấy cùi), 400gr đường cát. Nấu chè để ăn.

Do tác dụng an thần nên hạt sen có khả năng chữa các bệnh đau đầu, mất ngủ. Ngoài ra, các chứng tiêu chảy, phân sống, hoạt tinh, đái dầm cũng giảm bớt nhờ hạt sen.

Tiêu chảy, phân sống: 100gr hạt sen, 50gr củ mài, 15gr quả hồng xiêm non, 20gr đường phèn. Hồng xiêm non giã nhỏ cho vào nồi thêm 250ml nước đun sôi kỹ chắt lấy nước bỏ bã. Hạt sen, củ mài sáy khô tán thành bột cho vào nước quả hồng xiêm, quấy đều đun trên lửa nhỏ thành cháo, cháo chín cho đường phèn, ăn lúc đói chia làm 3 lần, ăn 3 ngày liên tục.

Giun kim: 50gr hạt sen, 30gr hạt hướng dương, 30gr hạt cau, 20gr đường phèn. Cho 4 loại hạt xay nhỏ vào nồi nước 250ml đun chín nhừ, cho đường vào ăn ngày 3 lần, ăn trong 5 ngày.

————————————————————————————————–

THỰC DƯỠNG OHSAWA

http://www.thucduongohsawa.com


1 Comment

GẠO LỨT MUỐI MÈ – Thần dược của mọi thời đại

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn.


Hiểu Như Thế Nào Là Gạo Lứt?

Thực tế cho thấy có rất nhiều người hiểu sai về gạo lứt, gạo lứt là hạt thóc không còn vỏ bọc ngoài (vỏ trấu), hạt gạo còn nguyên cám bao quanh, mầm ở đầu hạt và lõi trong là bột gạo có thành phần chủ yếu là tinh bột. Tinh bột gồm 2 phần tử aminlose và aminlopetin. Gạo tẻ (canh mễ hay ngạch mễ) có nhiều aminlose, ít aminlopetin, cơm nở và khi để nguội chóng khô.

Gạo nếp hầu như chỉ có aminlopetin, đồ xôi gạo không nở, để nguội vẫn dẻo, Đông y gọi nhu mễ. Gạo lứt có màu nâu đen gọi là huyền mễ. Có loại gạo màu nâu đỏ gọi là gạo huyết rồng. Gạo huyết rồng được xay sát kĩ thì không phải là gạo lứt. Gạo tẻ lâu năm là trần mễ.

Người phương Đông chúng ta coi gạo là hạt vàng, hạt của sự sống. Trong sách “Nội kinh” là sách Đông y cổ đã ghi: “Tinh khí đều do chất của gạo mà biến hóa sinh ra”. Lúa tẻ (canh mễ) có vị ngọt, tính mát bình, bổ khí huyết, điều hòa ngũ tạng, cứng gân xương, cường thân thể. Lúa tẻ lâu năm (trần mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm, ích khí, mạnh tỳ, thông huyết mạch, trợ tiêu hóa.

Riêng mầm non của hạt thóc (cốc nha) khí ôn, vị ngọt, có công năng kiện tỳ, hạ khí, tiêu thức ăn đọng trên, thêm sức, ăn uống ngon miệng.Cám gạo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng khai vị, hạ khí đầy, tăng sức đề kháng.

Thành phần hóa học của gạo có đầy đủ các đại dưỡng chất sinh năng lượng là đạm, đường, mỡ (protid, glucid, lipid) với các acid amin cần thiết và acid béo chưa no cần thiết cao hơn so với loại thức ăn khác, mà nó còn có nhiều vitamin (B1, B2, B5, B6, B12, tiền vitamin A, C, E, K…), các chất khoáng (K, Na, Ca, P, Mg, Zn…), các chất xơ tan và không tan có lợi cho tiêu hóa. Trong cám gạo còn có các polysaccharid, người ta đã phân lập được một polysaccharid RBS có tác dụng sinh học chống ung thư.

Gạo lứt, muối và mè là bài thuốc – thức ăn có từ lâu đời; thời danh y Tuệ Tĩnh đến cụ tổ Đông y Hải Thượng Lãn Ông; cho tới thời nay là một phương thuốc khá phổ biến không những chỉ ở phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…) mà lan sang cả các nước phương Tây như Pháp, Anh, Mỹ…Gạo lứt so với gạo xát trắng chất đạm có nhiều hơn 30%, vitamin B1 gấp 4 lần, chất béo gấp 3 đến 5 lần, vitamin B5 (acid pantotenic) gấp 4 lần, acid linoleic (chỉ có trong sữa mẹ) chiếm 30% trong tổng hàm lượng chất béo của gạo lứt. Các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được đều có mặt đầy đủ trong thành phần đạm của gạo lứt.

Gạo lứt bổ và mát, thanh nhiệt, giải khát, chỉ thống, bổ thần và làm dịu những lo âu, buồn phiền. Ăn gạo lứt ngăn chặn sự xuất tiết dịch dạ dày và ruột, bài tiết các chất độc trong thức ăn nên có hiệu quả cao trong điều trị rối loạn tiêu hóa, tả, lụ, trúng thực, chậm tiêu, ngộ độc thực phẩm. Gạo lứt là một loại thuốc bổ tỳ, phế, gan, thận, tâm. Đặc biệt trong phòng, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.

Ngoài chất RBS, người ta còn phát hiện gạo lứt có chất Selentium có tác dụng hạn chế tế bào ung thư phát triển. Điều này đã được thể nghiệm qua súc vật và trên người bởi các công trình khoa học ở Mỹ, Nhật và một số nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó còn có chất acid phitin có vai trò đào thải các chất độc qua ruột, chất glytation chống nhiễm xạ…Một trong những chất phòng vệ chính là những chất vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B2 (Riboflavine).

Với công năng, tác dụng của gạo lứt bổ dưỡng, thải độc tăng cường sức đề kháng và những gì ta chưa biết đến, gạo lứt còn góp phần và chống bệnh HIV đang hoành hành trên trái đất này.

Bí Quyết Ăn Gạo Lứt Muối Mè

Gạo lứt muối mè: Phải biết chọn hạt gạo, hạt muối, hạt mè cho tới cách chế biến, kể cả lúc ăn nhai thế nào cho đúng mới thấy hết tác dụng của “ngọc dược” khi “thực dưỡng” để chế biến nó thành “thần dược”.

Gạo lứt phải chọn loại gạo mới, còn nguyên lớp cám ngoài và mầm gạo, gạo đỏ càng tốt. Gạo thu hoạch từ lúa sạch, không bón bằng phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu thì càng hay. Nhiều người nhầm gạo huyết rồng là gạo lứt vì nó có màu đỏ.

Bảo quản gạo lứt khó khăn hơn gạo thường vì lớp lipid tập trung ở lớp vỏ cám ngoài là chủ yếu, dễ ẩm mốc và để lâu hôi khét. Bảo quản không tốt, ăn gạo lứt đã bị hôi mốc còn có tác dụng ngược lại, nghĩa là không những không khỏe, không hết bệnh mà có thể gây nên bệnh mới, kể cả bệnh ung thư nguy hại vô cùng.

Nấu cơm gạo lứt: trước khi nấu, nhặt sạch sạn (nếu có), chỉ cần “rửa” qua cho gạo sạch cát chứ không “vo gạo” như nấu cơm bình thường. Có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi đất, nồi đồng, nồi nhôm, nồi cơm điện; đổ gạo lứt đã rửa vào nồi, ngâm với nước ấm trong vòng khoảng 2 giờ.

Tùy loại gạo nhưng cứ 2 phần nước thì 1 phần gạo, cứ 1kg gạo cho khoảng 1 muỗng cà phê (6g) muối. Sau 2 giờ ngâm thì nấu cơm, trước khi nấu thì ngoáy đảo đều gạo nước, đậy vung lại . Nấu bằng nồi cơm điện thì cắm điện như nấu cơm bình thường. Nấu cơm bằng bếp lửa (than, củi, điện…) thì khi nào cạn nước thì phủ lá chuối, lá dứa hay vải mùng sạch đậy nắp lên trên cho kín để khỏi xì hơi. Đun lửa thật nhỏ cho tới khi cơm chín (khoảng 1 giờ). Ngoài ra còn có thể nấu cơm gạo lứt bằng nồi áp suất là dễ nhất. Gạo không cần phải ngâm trước, cơm nấu vừa nhanh lại vẫn dẻo ngon.

Rang muối mè: Trước khi rang mè, sấy bỏ hạt lép, nhặt sạn, rửa sạch mè bỏ cát, đem phơi thật khô. Khi rang, chảo thật nóng, dùng đũa khuấy đảo đều, thấy mè nổ ran khắp lượt thì cầm chảo xoay tròn 5-7 vòng rồi đổ ra để giã. Tránh rang mè quá cháy thì đen khét, còn sống thì không thơm.

Muối tinh rang khô, trộn với mè tùy theo từng người mà có tỉ lệ mè và muối khác nhau, phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh tật, thai nghén. Phụ nữ có thai nên ăn lạt, người lớn bình thường 7-10g mè/1g muối; người già và trẻ em: 8-12g/1g muối. Sau đó bỏ vào cối đá (hoặc máy xay) giã (hoặc xay), không nên mịn quá mất ngon.

Muối mè giã rồi cho vào lọ nút kín, không nên để quá một tuần, sẽ có mùi khét do hôi dầu vì bị oxy hóa bởi không khí.

Cách Ăn Cơm Gạo Lứt

Trộn muối mè với cơm gạo lứt 1-2 muỗng cafe tùy theo ý thích mỗi người hay người bệnh ăn kiêng. Ăn cơm gạo lứt phải ăn chậm, nhai kỹ, khi cơm trong miệng cảm giác như biến thành sữa là được. Ăn vội nhai dối đem lại những hậu quả xấu, nhất là với người bệnh.

Theo BS CKI – YHDT – BSDD. Phạm Hồng Nga

————————————————————————————————–

THỰC DƯỠNG OHSAWA

http://www.thucduongohsawa.com


Leave a comment

GẠO LỨT -Hạt của Sự Sống

Gạo lức (brown rice)


Hạt gạo không chỉ nuôi sống con người bao đời nay nhưng cũng là sản phẩm dinh dưỡng có giá trị. Ðầu tiên phải nói tới gạo lức là loại gạo còn giữ lại một phần vỏ cám bên ngoài hạt gạo trong quá trình chế biến.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thường nhấn mạnh đến nhóm ngũ cốc nguyên hạt (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều thành phần carbohydrate, vitamin nhóm B, chất xơ, chất dầu, sắt, kali, kẽm, các yếu tố vi lượng và chất khoáng, được tìm thấy nhiều ở phần bọc ngoài của hạt gạo lức. Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của gạo lức còn gia tăng  hơn nữa khi gạo đươc đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.

Thật vậy,một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ vào nước ấm chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. Giáo sư Hiroshi Kayahara thuộc Đại  học  Shinshu (Nagarro), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.”

Theo gi áo s ư Kayahara th ì “Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước“.  Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine ( một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người), và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid(, một chất acid tốt bảo vệ  thận ).  Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có  một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.Giáo sư Kayahara nói thêm “Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.”

Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì  chất xơ trong gạo lức cũng giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 gram chất xơ mỗi ngày.  Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.  Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.  Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại họcWisconsin( Hoa Kỳ) đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%.  Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Chính vì vậy, gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Các nghiên cứu cho thấy những thành phần có trong gạo lức giúp cho việc phòng ngừa các bệnh thuộc hệ tiêu hóa và tim mạch. Ðể giảm cân , có hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giảm cholesterol-huyết nhiều người đã chọn gạo lức thay cho gạo trắng.

          Cây lúa hạtt gạo, “Ngoc Thực của thiên nhiên – Hiển Mai-06/20/2008

          Khám phá mới về gạo lức – Tâm Linh-(do bạn Bao Nguyen chuyển tới)

————————————————————-

THỰC DƯỠNG OHSAWA

Web: http://www.thucduongohsawa.com