Thực Dưỡng Ohsawa

Ăn có ý thức. Nấu có trách nhiệm


Leave a comment

ĐƯỜNG – Hiểm họa của Nhân loại

Theo quan điểm Thực dưỡng: Đường thịnh âm càng tinh khiết, Âm tính càng cao!

Đường trắng - Càng tinh khiết càng độc hại

Ăn đường sẽ sinh ra nhiều nước và CO2. Đường tinh chế là Calo rỗng, vì không có các Vitamin, khoáng cần cung cấp cho sự chuyển hóa chính nó, nên khi ăn đường trắng, cơ thể phải huy động Vitamin, khoáng dự trữ hoặc từ các bộ phận khác để tiêu hóa.

Hơn thế, đường vào cơ thể sẽ tạo phản ứng axit làm chua máu. Để trung hòa, cơ thể phải huy động Caxi vào máu, do vậy làm loãng xương, hư răng!

Mặt khác trong quá trình sản xuất đường phải xử lý nhiều chất độc. Vì vậy, đường trắng là tinh hoa của sự độc hại mà nền văn minh và kỹ nghệ tiên tiến sản sinh ra!

Đường trắng sát nhân còn khủng khiếp hơn cả thuốc phiện và chiến tranh. Đặc biệt là đối với những dân tộc lấy thảo mộc làm thực phẩm chính”. (Tiên sinh Ohsawa)

Trong khi đường thô vẫn còn các chất khoáng như Ca, K, các sinh tố nhóm B nên ít gây tổn hại cho xương do ít làm chua máu.

Ở các nước công nghiệp phát triển, hiện nay người dân đã hiểu đường trắng công nghiệp là có hại, thì một số nhà kinh doanh lại dùng phẩm màu nhuộm vàng đường trắng để làm giả đường nhập từ các nước đang phát triển.

Thế là hạt đường bị hai lần tẩm độc! 

Đường Xylitol ( loại đường hóa học dùng làm kẹo cao su ngày nay được qảng cáo ở nhiều nơi) còn gây ung thư Gan.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự tiêu thụ quá nhiều đường cộng với sự sử dụng bừa bãi thuốc kháng sinh, và lạm dụng vaxin là một trong những nguyên nhân gây ra các nguồn bệnh.

Với những bằng chứng trên, thành thực khuyên Bạn đọc không nên ăn nhiều đường và các sản phẩm của đường!


Leave a comment

GẠO LỨT -Hạt của Sự Sống

Gạo lức (brown rice)


Hạt gạo không chỉ nuôi sống con người bao đời nay nhưng cũng là sản phẩm dinh dưỡng có giá trị. Ðầu tiên phải nói tới gạo lức là loại gạo còn giữ lại một phần vỏ cám bên ngoài hạt gạo trong quá trình chế biến.

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thường nhấn mạnh đến nhóm ngũ cốc nguyên hạt (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều thành phần carbohydrate, vitamin nhóm B, chất xơ, chất dầu, sắt, kali, kẽm, các yếu tố vi lượng và chất khoáng, được tìm thấy nhiều ở phần bọc ngoài của hạt gạo lức. Một cup gạo lức nấu chín cung cấp khoảng 230 calories, 3,5 gram chất xơ, 5 gram chất đạm, 50 gram carbohydrate và các chất sinh tố Vitamin B 6, Thiamin B 1, Riboflavin B 2, Niacin B 3, Folacin, Vìtamin E, cùng các chất khoáng khác.

Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của gạo lức còn gia tăng  hơn nữa khi gạo đươc đem ngâm trong nước ấm, lâu khoảng 22 giờ.

Thật vậy,một nhóm các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm thấy gạo lức ngâm lâu 22 tiếng đồng hồ vào nước ấm chứa rất nhiều chất bổ dưỡng vì gạo lức ở trạng thái nẩy mầm. Giáo sư Hiroshi Kayahara thuộc Đại  học  Shinshu (Nagarro), trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết “Các enzyme ngủ trong hạt gạo ở trạng thái này được kích thích hoạt động và cung cấp tối đa các chất dinh dưỡng.”

Theo gi áo s ư Kayahara th ì “Mầm gạo lức chứa nhiều chất xơ, vitamins và chất khoáng hơn là gạo lức chưa ngâm nước“.  Gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine ( một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người), và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid(, một chất acid tốt bảo vệ  thận ).  Các khoa học gia cũng tìm thấy trong mầm gạo lức có  một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ.Giáo sư Kayahara nói thêm “Gạo lức nẩy mầm không những chỉ đem lại nhiều chất dinh dưỡng mà còn nấu rất dễ dàng và cung ứng cho chúng ta một khẩu vị hơi ngọt vì các enzymes đã tác động vào các chất đường và chất đạm trong hạt gạo. Gạo trắng không nẩy mầm khi ngâm như vậy.”

Theo nhiều nghiên cứu khoa học thì  chất xơ trong gạo lức cũng giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và bệnh tim mạch. Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ khuyến cáo nên dùng 25 gram chất xơ mỗi ngày.  Với một cup cơm gạo lức cung cấp 3.5 g, trong khi đó một cup cơm gạo trắng chỉ cho có 1 g.

Một thành phần quan trọng khác là chất dầu trong vỏ bọc ngoài của gạo lức có tác dụng giảm cholesterol trong máu, một yếu tố quan trọng gây nên bệnh tim mạch.  Các nhà khoa học đã tìm thấy ở trong chất cám bọc ngoài hạt gạo lức có chất dầu tên là tocotrienol factor (TRF) có tác dụng khử trừ những chất hóa học gây nên hiện tượng đông máu và đồng thời giảm cholesterol.  Bác sĩ Asaf Qureshi thuộc viện đại họcWisconsin( Hoa Kỳ) đã thử nghiệm TRF trên một số người và cho kết quả giảm cholesterol từ 12 đến 16%.  Ngoài ra, trong chất cám bọc ngoài gạo lức còn có thêm một chất khác có khả năng chống lại chất xúc tác enzyme HMG-CoA, một chất có khuynh hướng giúp gia tăng lượng cholesterol xấu LDL.

Chính vì vậy, gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Các nghiên cứu cho thấy những thành phần có trong gạo lức giúp cho việc phòng ngừa các bệnh thuộc hệ tiêu hóa và tim mạch. Ðể giảm cân , có hệ tiêu hóa hoạt động tốt và giảm cholesterol-huyết nhiều người đã chọn gạo lức thay cho gạo trắng.

          Cây lúa hạtt gạo, “Ngoc Thực của thiên nhiên – Hiển Mai-06/20/2008

          Khám phá mới về gạo lức – Tâm Linh-(do bạn Bao Nguyen chuyển tới)

————————————————————-

THỰC DƯỠNG OHSAWA

Web: http://www.thucduongohsawa.com